* Thành Phần:
MỗI lọ chứa: TENAMID – CEFTRIAXONE 500G : Ceftriaxone sodium tương ứng với Ceftriaxone 500mg.
* Chỉ định:
- Bệnh Lyme borreliosis ở người lớn và trẻ em kể cả trẻ sơ sinh
- Hạ cam, thương hàn, giang mai
- Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não
- Nhiễm khuẩn ổ bụng như: Viêm dạ dày – ruột, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn đường mật và ống tiêu hóa
- Nhiễm khuẩn xương, khớp da, mô mềm, các loại vết thương
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: Viêm phế quản cấp, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người lớn
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục ( kể cả bệnh lậu, viêm bể thận.
- Nhiễm khuẩn ở tai mũi họng ( Viêm tai giữa cấp )
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, nội soi can thiệp ( như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng )
- Điều trị theo kinh nghiệm sốt kèm giảm bạch cầu.
* Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 – 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ít nhất 30 phút. Liều thường dùng mỗi ngày từ 12g ( tương ứng 2 – 4 lọ ), tiêm 1 lần hoặc chia đều làm 2 lần. Trường hợp nặng có thể dùng tới 4g/ ngày ( tương ứng 8 lọ ) – Trẻ em trên 50kg dùng như liều người lớn.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em ( từ 15 ngày đến 12 tuổi hoặc dưới 50kg : Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 2 – 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, liều 20 – 50mg/kg/lần/ngày. Nhiễm khuẩn nặng có thể dùng tới 80mg/kg/ngày Khi dùng liều 50mg/kg hoặc lớn hơn chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch.
- Trẻ sơ sinh ( 0 – 14 ngày ): Liều 20 – 50mg/kg/ngày ( liều tối đa 50mg/kg/ngày ) Khi dùng liều 50mg/kg chỉ nên tiêm truyền tĩnh mạch. nên tiêm truyền tĩnh mạch trên 60 phút để giảm nguy cơ mắc bệnh não do bilirubin
* Cách dùng:
- Có thể tiêm, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
- Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong thời gian là 2 – 4 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch trong khoảng 30p
- Thải trừ: Thời gian bán thải ở người trưởng thành khoảng 8h
- Cách pha thuốc – Tiêm bắp:
+ Thể tích thêm thuốc để thuốc đạt nồng độ 250mg/ml: Lọ 500mg ( 1,8ml ), lọ 1g ( 3,6ml), lọ 2g (7,2ml). + Thể tích thêm thuốc để thuốc đạt nồng độ 350mg/ml: Lọ 500mg ( 1,0ml ), lọ 1g ( 2ml), lọ 2g (4,2ml).
– Tiêm truyền tĩnh mạch: Pha thành 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Hòa tan bột với dung dịch thích hợp ( nước vô khuẩn để tiêm, Glucose 5%, Natriclorid 0,9% để có được dung dịch ban đầu có nồng độ khoảng 100mg/ml: Lọ 500mg (4,8ml)., Lọ 1g ( 9,6 ml ), lọ 2g ( 19,2ml).
+ Giai đoạn 2: Sau khi hào tan bột, pha loãng với một thể tích dung dịch thích hợp 50 – 100ml. Không dùng Ringer lactat hòa tan thuốc để tiêm truyền
* Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các cephalosporin và penicilin. – Trẻ em dưới 30 tháng tuổi và người mẫn cảm với lidocain không được dùng loại tiêm bắp (dung môi là lidocain 1%).
- Dung dịch kìm khuẩn chứa benyl alcohol không dùng được cho trẻ sơ sinh. Liều cao ( khoảng 100 – 400mg/kg/ ngày ) benyl alcol có thể gây độc ở trẻ sơ sinh.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubil – huyết, vàng da, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đẻ non vì ceftriaxone giải phóng bilirubil từ albumin huyết thanh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh não,
- Dùng đồng thời với chế phẩm chứa calci ở trẻ em
* Tương tác, tương kỵ của thuốc
Tương tác thuốc:
+ Sử dụng đông thời với thuốc chống đông đường uống có thể làm tăng tác dụng chống vitamin k và nguy cơ chảy máu.
+ Hiệu lực của ceftriaxone có thể làm thăng khi dùng đồng thời với các tác nhân gây acid uric niệu.
+ Ceftriaxone có thể làm giảm tác dụng của vacxin thương hàn
+ Khả năng độc với thận của các Ceftriaxone có thể bị tăng khi dùng chung với gentamicin, colistin
+ Không thấy có hiện tượng suy giảm chức năng thận khi dùng đồng thời liều cao ceftriaxone với một thuốc lợi tiểu mạnh ( như furosemid )
+ Ceftriaxone và aminoglycoside: Đã có báo cáo về việc sử dụng cùng lúc cephalosporin và aminoglycoside có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thần kinh vì vậy cần chú ý đến liều dùng khi sử dụng cùng lúc hai loại thuốc này. Ngoài ra phải tiêm riêng biệt để tránh tương tác hóa lý giữa hai loại thuốc này.
+ Ceftriaxone và chloramphenicol, tetracyline: Các kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn như chloramphenicol, tetracyline có thể làm tăng hoạt lực của ceftriaxone , đặc biệt trong các viêm nhiễm cấp tính, vì vậy không nên sử dụng cùng lúc ceftriaxone với các kháng sinh trên.
+ Ceftriaxone và probennecid: Trái với các thuốc cephalosporin khác, sự đào thải của ceftriaxone không bị ảnh hưởng bởi probennecid
- Tương kỵ:
+ Dây truyền hoặc bơm tiêm phải đưuọc tráng rửa cẩn thận bằng dung dịch natricorid 0,9% giữa các lần tiêm ceftriaxone và các thuốc khác như vancomycin để tránh tạo tủa.
+ Không nên sử dụng dung dịch pha loãng có chứa calci để pha loãng ceftriaxone hoặc tiếp tục pha loãng 1 lọ đã pha để truyền tĩnh mạch bởi có thể hình thành kết tủa. + Không nên pha lẫn ceftriaxone với các dung dịch thuốc kháng khuẩn khác và không được pha lẫn với aminoglycosid, amsacrine, vancomycin hoặc fluconazonle.
*Tác dụng phụ:
Nói chung, ceftriaxon dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần xuất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.
+Thường gặp (ADR>1/100) + Tiêu hoá: ỉa chảy.
+ Da: phản ứng da, ngứa, nổi ban.
+ ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):Toàn thân: sốt, viêm tĩnh mạch, phù.Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Da: nổi mày đay
+ Hiếm gặp (ADR < 1/1000):
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, phản vệ
Máu: thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
Tiêu hoá: viêm đại tràng có màng giả
Da: ban đỏ đa dạng
Tiết niệu – sinh dục: tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
Thông báo cho bác sỹ nếu gặp tác dụng không mong muốn
* Bảo quản:
– Bảo quản: Để nơi khô, nhiệt độ dưới 250C, tránh ánh sáng. Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.